Thứ Năm, 28 tháng 2, 2013

bạn cần lưu ý các qui định về việc mang hành lý như sau


Posted on June 13, 2012 by  in Chuẩn bị
Khi đi máy bay, bạn cần lưu ý các qui định về việc mang hành lý như sau
Hành lý ký gửi – Lưu ý khi gửi hành lý
  • Qúy khách nên ghi tên và địa chỉ của mình vào thẻ nhận dạng hành lý.
  • Khi gửi lưu ý nhớ nhận cuống thẻ từ nhân viên làm thủ tục.
  • Để đảm bảo an toàn cho hành lý ký gửi, đề nghị Qúy khách lưu ý: Không nên để những vật dụng quý như tiền, trang sức, kim loại quý, tài liệu và vật mẫu quan trọng…trong hành lý. Hành lý nên được bao gói chắc chắn và có khóa.
  • Không được để những vật dụng dễ vỡ như đồ sứ, hàng điện tử, chai lọ…bên trong hành lý.
  • Những đồ có đặc tính gây mùi khó chịu như nước mắm, trái sầu riêng…không được phép vận chyển.
  • Khách muốn gửi kiện hành lý nặng (trên 40 kg) hoặc có kích thước lớn (kích thước 3 chiều trên 203 cm) phải khai báo và đặt trước tại phòng vé. Riêng đối với chuyến bay đi Mỹ, mỗi kiện hành lý không nặng quá 32 kg.

An ninh hàng không
Đề nghị quí khách không cầm hộ hoặc gửi hộ hành lý cho bất cứ ai không quen biết, vì bất cứ lý do gì.
3/Hành lý xách tay – Tiêu chuẩn cho phép
Hành khách hạng thương gia được phép mang 02 kiện hành lý xách tay, hành khách hạng phổ thông được phép mang 01 kiện hành lý xách tay. Mỗi kiện có kích thước ba chiều không vượt quá 115 cm (56cm x 36cm x 23cm) và có trọng lượng không vượt quá 7kg. Bánh xe và tay cầm được tính vào kích thước hành lý.
Khung đo hành lý xách tay được đặt tại khu vực làm thủ tục check-in và cửa ra máy bay để giúp hành khách kiểm tra hành lý của mình.

DANH SÁCH ĐỒ DÙNG MANG THEO DU LỊCH


Một chuyến du lịch thành công thường bắt đầu với một danh sách chuẩn bị các đồ dùng cần thiết mang theo. Với danh sách này, bạn có thể tiết kiệm nhiều thời gian chuẩn bị, bớt mệt mỏi khi xếp hành lý, và an tâm rằng bạn sẽ không quên một thứ đồ dùng nào – cần thiết và quan trọng cho chuyến du lịch của bạn. Danh sách đồ dùng sẽ giúp bạn xắp xếp nhanh, ngăn nắp, và ngăn bạn bỏ vào vali những thứ bạn không cần hay quá nặng cho một chuyến du lịch.
Danh sách đồ dùng đặc biệt cần thiết khi bạn có chuyến du lịch đầu tiên đến một nơi hoàn toàn mới. Nhiều đồ dùng bạn cần mà không mang theo, bạn lại không có đủ thời gian hay tiền bạc để đi mua trong chuyến du lịch của mình.
Ngoài ra, trong trường hợp xấu nhất, bạn có thể bị mất hành lý. Mất hẳn. Nếu bạn có danh sách đồ dùng mang theo, hoặc còn danh sách này ở nhà, bạn sẽ có đầy đủ thông tin cần thiết để làm các thủ tục cớ mất hành lý, tài sản của mình.
DANH SÁCH ĐỒ DÙNG MANG THEO DU LỊCH
1/Tiền bạc & Giấy tờ
  • Vé máy bay du lịch (nếu bạn là Việt Kiều cần mang vé máy bay khứ hồi về nước đang sinh sống)
  • Giấy/số xác nhận nếu mua vé máy bay qua mạng
  • Hộ chiếu có visa (nếu cần)/Thẻ chứng minh nhân dân
  • Bản sao giấy đăng ký kết hôn (để check-in khách sạn khi đi cùng gia đình)
  • Bản sao giấy khai sanh của con cái (để check-in máy bay trong nước khi chưa có hộ chiếu, CMND)
  • Số điện thoại khẩn cấp – địa chỉ của Đại sứ quán Việt Nam (khi tự đi du lịch nước ngoài)
  • Thẻ khách hàng thường xuyên/ưu đãi của hãng hàng không (Frequent flyer/frequent guest cards)
  • 2 ảnh cá nhân (khổ làm hộ chiếu), bản sao thông tin cá nhân trong hộ chiếu (sử dụng khi mất hộ chiếu)
  • Voucher/coupon/các loại vé (khi book các dịch vụ)
  • Tiền mặt/thẻ ATM
  • Ngoại tệ/thẻ tín dụng/ thẻ Saigontourist Premium Travel có chức năng thanh toán quốc tế MasterCard (khi đi du lịch nước ngoài)
  • Các địa chỉ email cần thiết
  • Bản sao tiền sử bệnh án (nếu cần)
  • Bản sao danh sách đồ dùng mang theo (để kiểm tra khi mang về, hoặc khai báo khi mất hành lý)
  • Chương trình – thông tin hướng dẫn du lịch của Saigontourist
  • Giấy phép lái xe, bảo hiểm (nếu bạn tự lái xe đi du lịch)
2/Thiết bị điện, điện tử:
  • Điện thoại di động
  • Máy chụp ảnh (phim, kỷ thuật số), pin, sách hướng dẩn sử dụng
  • Máy nghe nhạc Ipod/ Discman/MP3, pin
  • Máy quay phim, băng/disk để ghi hình
  • Máy xem phim DVD mini, đĩa phim DVD
  • Đồ sạc pin điện thoại di động, máy chụp ảnh, quay phim, laptop
  • Ổ cắm điện phù hợp hoặc ổ cắm đa quốc gia (khi du lịch nước ngoài)
  • Laptop (nếu cần thiết)
3/Thuốc men:
  • Thuốc tiêu hóa
  • Thuốc cảm, viêm họng, hạ sốt
  • Kem chống nắng, chống nứt môi, chống dị ứng … (tùy nơi đến)
  • Kem chống côn trùng/bôi sau khi bị côn trùng cắn/đốt (tùy nơi đến)
  •  Kem chống dị ứng da
  • Vitamins
  • Băng cứu thương
  • Thuốc/biện pháp tránh thai
  • Thuốc chống say xe/máy bay/tàu
4/Các đồ dùng khác:
  • Túi đeo, balô, vali  để đựng giấy tờ cần thiết, vé máy bay, hộ chiếu, tiền
  • Chìa khóa, ổ khóa hành lý (du lịch Mỹ phải có ổ khóa được cho phép)
  • Tạp chí, sách
  • Giấy ghi chú, viết
  • Bản đồ, sách hướng dẫn
  • Tự điển ngoại ngữ/ hội thoại thông dụng
  • Túi kim chỉ, nút (sewing kit)
  • Túi nôn
  • Máy tính đổi tiền
  • Bao plastic đựng quần áo đã sử dụng
  • Thuốc lá (nếu bạn hút thuốc. Mang ít hoặc không mang thì tốt hơn!)
  • Dụng cụ thể thao (vợt tennis, gậy đánh golf, đồ tắm…)
  • Bộ bài, đôminô, cờ tướng
  • Nút nhét tai chống ồn (khi ngủ)/chống vào nước (khi bơi)
  • Mặt nạ che mắt khi ngủ
  • Gối ngủ (trên xe, máy bay)
NẾU BẠN LÀ NAM?
1/Trang phục: 
  • Áo shơ-mi ngắn tay/ dài tay
  • Áo thun ngắn tay/dài tay
  • Quần dài, short
  • Quần áo thể thao
  • Quần áo ngủ (pijama)
  • Giày thể thao, sandals
  • Nón
  • Đồ lót
  • Dây nịt (thắt lưng)
  • Áo vest, giày da, vớ, cravat, tài liệu, business card (khi kết hợp hội nghị, công tác)
  • Khăn choàng cổ, nón, găng tay, áo quần ấm sát người, áo lạnh, áo len (nếu đến vùng có thời tiết lạnh)
2/Đồ dùng vệ sinh cá nhân:
  •  Bàn chải, kem đánh răng, lược
  • Dầu gội, tắm nam
  • Kem và đồ dùng cạo râu
  • Dung dịch súc miệng
  • Keo xức tóc
NẾU BẠN LÀ NỮ?
1/Trang phục: 
  • Áo shơ-mi ngắn tay/dài tay
  • Áo thun ngắn tay/dài tay
  • Quần áo lót
  • Quần áo ngủ
  • Váy dài, ngắn
  • Giày thể thao, sandals
  • Quần dài, short
  • Nón rộng vành
  • Vớ
  • Đồ trang sức – vòng, đeo cổ, đeo tay, kẹp, dây buộc tóc
  • Trang phục công sở, giày da, vớ, tài liệu, business card (khi kết hợp hội nghị, công tác)
  • Khăn choàng, nón, găng tay, áo quần ấm sát người, áo lạnh, áo len (nếu đến vùng có thời tiết lạnh)
2/Đồ dùng vệ sinh cá nhân:
  • Bàn chải, kem đánh răng, lược
  • Dầu gội, tắm nữ
  • Dung dịch súc miệng
  • Mỹ phẩm
  • Keo xức tóc
  • Bàn ủi du lịch
  • Dung dịch tẩy trang
  • Tampons
NẾU BẠN CẦN CHUẨN BỊ ĐỒ CHO TRẺ EM ĐI CÙNG (CON, EM, CHÁU)? 
  • Khăn lông
  • Khăn giấy ướt (hộp)
  • Tả giấy
  • Mền đắp, quấn (nhẹ, mềm)
  • Tấm trải không thấm nước
  • Ghế của bé trên xe (nếu bạn đi bằng xe riêng)
  • Nôi, xe đẩy
  • Túi địu bé sau lưng/trước ngực
  • Nhiều quần áo ngoài/lót ban ngày, ban đêm (để thay đổi), áo quần ấm, vớ
  • Dầu, phấn trẻ em
  • Đồ chơi/giải trí (tùy lứa tuổi)
  • Túi đựng đồ sử dụng, đựng tả giấy sử dụng…
  • Phao, kính mát, nón, kem chống nắng, chống côn trùng, đồ tắm
  • Kẹp, dây buộc tóc cho bé gái
  • Sữa, nước trái cây đóng hộp, thức ăn trẻ em
  • Hộp sữa, bình sữa, dụng cụ pha sữa, bình hâm sữa, máy khử trùng đồ dùng ăn uống của bé
  • Bình, ly uống nước, muỗng, tô/chén có nắp
  • Nước đóng chai cho bé
  • Thức ăn nhẹ
  • Truyện tranh
  • Yếm
  • Gối mềm
  • Giầy & dép
  • Áo khoác (dù đến nơi có khí hậu nóng, do máy điều hòa trong nhà hàng có thể rất lạnh với bé)
  • Dầu tắm, gội và đồ dùng vệ sinh cá nhân
ĐỒ DÙNG ĐI BIỂN
  • Đồ tắm (2 bộ/ người)
  • Giầy sandals, không thấm nước
  • Kính bơi, mặt nạ – ống lặn
  • Máy quay phim không thấm nước
  • Nón rộng vành
  • Kính mát
  • Kem chống nắng
  • Nút nhét tai (nếu cần khi bơi)
  • Phao, bơm
ĐỒ DÙNG DÃ NGOẠI 
  • Dầu/kem chống côn trùng
  • Thuốc xức sau khi bị côn trùng đốt/cắn
  • Giầy dã ngoại
  • Nón len, vớ nếu khí hậu lạnh
ĐỒ DÙNG KHI TRỜI MƯA
  • Dù/tấm che mưa (Ponchos)
  • Áo quần đi mưa
  • Giầy phù hợp
  • Vớ dự phòng
Và bây giờ, mọi đồ dùng cần thiết của bạn đã được lên danh sách để đóng hành lý. Bạn sẵn sàng bắt đầu một chuyến du lịch thú vị với M.U.A Travel !

Thứ Năm, 21 tháng 2, 2013

Du lịch Singapore nên chuẩn bị những gì


Bạn đang lên kế hoạch đi du lịch nhân dịp hè? Hãy nhớ áp dụng những “bí kíp” thiết thực để tránh gặp phải những rắc rối khiến bạn mất vui.
Dịp nghỉ hè sắp đến và rất nhiều người dự định đi chơi xa để tận hưởng những giây phút quý giá với người mà mình yêu thương. Thật không may, đi du lịch đúng vào mùa nghỉ lễ đồng nghĩa với việc phải chen chúc để có chỗ trên các phương tiện xe khách, tàu hỏa và máy bay. Giá cả đắt đỏ, nhộn nhạo và thời tiết xấu là những điều đang chờ đợi du khách trong kỳ nghỉ quý giá.
Nếu bạn muốn chuyến đi của mình ít gặp phải những chuyện đau đầu, hãy thử áp dụng những lời khuyên dưới đây.
Đặt vé và nhà nghỉ sớm
 
Đặt chuyến bay sớm giúp bạn tránh gặp phải tình trạng trì hoãn.
Đừng chần chừ hoặc hy vọng giá cả sẽ giảm đi chút ít. Việc đưa ra quyết định vào những phút cuối cùng chỉ dành cho những người được thoải mái về thời gian và linh động về điểm đến.
Hơn nữa, khi nhu cầu du lịch đang cao, các nhà cung cấp dịch vụ sẽ không sẵn sàng khuyến mãi hoặc giảm giá. Các chuyên gia cảnh báo những người đi du lịch nên đặt trước vé và nhà nghỉ càng sớm càng tốt.
Khởi hành sớm 
Bạn ghét phải thức dậy sớm, nhưng sự cố gắng của bạn sẽ được đáp trả xứng đáng. Các chuyến bay sớm thường ít gặp phải tình trạng trì hoãn, đặc biệt là khi bạn đi du lịch bằng máy bay trong điều kiện thời tiết xấu.
Thêm vào đó, trong trường hợp bạn vô tình gặp phải một rắc rối nào đó, thì bạn cũng có cơ hội rời sang chuyến bay tiếp theo, thay vì phải chờ đến tận ngày hôm sau.
Nghiên cứu kỹ chính sách của các hãng hàng không
Bạn có biết những yêu cầu an ninh ở sân bay, hoặc giới hạn số cân nặng cho hành lý của bạn? Bạn có thể tránh rất nhiều “tai nạn” bằng cách ghé thăm website của hãng hàng không và sân bay trước chuyến đi để có đầy đủ thông tin.
Thêm vào đó, bạn cũng có thể bắt gặp các chính sách ưu đãi đặc biệt cho những đối tượng đi cùng cả gia đình, những người đi công tác và những người đi với nhu cầu đặc biệt.
Tự cho mình thêm chút thời gian
Đừng để đến khi sắp sửa khởi hành mới bắt đầu đóng gói hành lý, nếu không bạn sẽ rất dễ bị nhỡ chuyến bay, giờ tàu hay bỏ quên những vật dụng cần thiết. Hãy tự cho mình thêm thời gian để thư thả chuẩn bị kỹ càng.
 
Chuẩn bị quá vội vàng có thể làm bạn lỡ giờ khởi hành.
Bạn cũng sẽ cần lên kế hoạch khởi hành sớm để tìm một điểm đỗ xe và hoàn thành các thủ tục cần thiết ở trạm kiểm tra. Và nếu bạn dự định đi bằng xe khách hoặc tàu, những phương tiện không có đăng ký trước chỗ ngồi, thì bạn càng cần phải đến xếp hàng sớm nếu muốn có chỗ ngồi tốt và bên cạnh bạn bè, gia đình.
Nghỉ ngơi trước chuyến đi
Nghỉ ngơi đủ trước chuyến đi để tránh gặp “tai nạn” không đáng có.

Khi đi du lịch, bạn sẽ phải để ý đến rất nhiều thứ, vì vậy, nếu bạn không ở trong tình trạng tỉnh táo, thì những rủi ro rất có thể sẽ “ghé thăm” bạn. Bạn có thể mắc phải những sai sót không đáng có, gặp tai nạn giao thông hoặc bị lừa.
Chăm sóc sức khỏe bản thân
Ngộ độc thực phẩm, cảm lạnh, cúm, stress và kiệt sức là những vấn đề sức khỏe thường gặp phải đi đi du lịch vào mùa cao điểm. Vì thế, hãy nhớ luôn rửa tay sạch sẽ, duy trì các bài tập thể dục thường ngày và thực đơn ăn kiêng mà bạn đang áp dụng.
Cảnh giác cao độ
Thật không may là mùa du lịch cũng là khoảng thời gian bận rộn của những kẻ lừa đảo, vì thế hãy đặc biệt chú ý đến hành lý, tiền bạc và các loại giấy tờ quan trọng. Đặc biệt cảnh giác ở những nơi đông đúc, các điểm giao thông và nơi công cộng.
Hạn chế những rắc rối để tận hưởng một kỳ nghỉ vui vẻ.
Bạn cũng cần đảm bảo an ninh ở nhà bởi đây cũng là thời gian mà kẻ trộm thường đột nhập. Cài đặt các loại chuông chống trộm hoặc thuê một người trông nom nhà cửa cũng có thể giúp bạn ngăn chặn những tên trộm khó ưa.
Kiên nhẫn và tỏ ra lịch sự
Bạn có thể không cảm thấy vui vẻ, nhưng tỏ ra lịch sự và nhã nhặn với những nhân viên ở nhà ga, sân bay và với những người đi du lịch cùng sẽ khiến cho chuyến đi của bạn trở nên dễ chịu hơn rất nhiều. Và bạn cũng thường được hưởng dịch vụ tốt hơn nếu bạn có thái độ thoải mái.